BÀI TRUYỀN THÔNG
DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 1,2,3
Người viết: Đinh Thị Nhân – Tổ khối 1,2,3
- Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục những giá trị sống tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng.Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục. Tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học. Do đó việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục địa phương đối với lớp 1, 2,3 ở trường Tiểu Học Yên Cang năm học 2022-2023 cần đặc biệt quan tâm một số nội dung sau:
- Một là: giáo viên cần nắm rõ mục tiêu cụ thể của tài liệu giáo dục địa phương là nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường của tỉnh Điện Biên. Thông qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế – xã hội Điện Biên ngày càng phát triển; Nội dung GDĐP tỉnh Điện Biên được dạy tích hợp cùng với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Hai là: Hiểu rõ về nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học với mục tiêu nhằm nâng cao kinh nghiệm sống và những hiểu biết của các em trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lí, kinh tế, môi trường địa phương… giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hàng ngày mà các em gặp ở địa phương.
Các em học sinh đang tìm hiểu mục tiêu bài học.
Giáo dục địa phương chính là một bộ phận quan trọng của lịch sử dân tộc của địa phương. Tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh về truyền thống địa phương; giúp các em hiểu đầy đủ hơn về nơi các em đã sinh ra, lớn lên và sẽ gắn bó cả cuộc đời… để từ đó các em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc; gợi lên niềm tự hào; bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; yêu chuộng hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của địa phương. Đó là nguồn kiến thức vô cùng quan trọng, một phương tiện trực quan quý giá giúp hình thành nhân cách, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
Giáo dục truyền thống tức là chuyển giao một di sản quý báu của dân tộc cho người học, để các em có cơ sở hiểu được một quá khứ gian khổ, đau thương, vinh quang, anh dũng mà bao thế hệ trước đã đấu tranh gìn giữ, sáng tạo, để chúng ta có được ngày hôm nay. Từ đó nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, rút ra cho mình một thái độ lao động mới, một cách nghĩ, cách sống mang đậm ý thức trách nhiệm với hiện tại và hướng tới tương lai.
Hiện nay, nhân loại đang bước sang những năm 20 của thế kỷ 21, đã chứng kiến những thảm họa tàn khốc nhất chưa từng có: Đại dịch Covid - 19, cháy rừng, bão, lũ, sạc lở, nước biển dâng,… thời tiết vô cùng dị thường đang trút xuống quả địa cầu này, con người đang gánh chịu những hậu quả nặng nề. Trong điều kiện hoàn cảnh như hiện nay cần tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương để giúp các khắc sâu những chiến công anh hùng, những địa danh lịch sử, nhiều giá trị cao đẹp, trân quý đã được tạo nên từ những người cha người chú rất gần gũi ngay tại quê hương mình - nơi chúng ta sinh ra, lớn lên với bao thăng trầm của lịch sử xã hội loài người và ngay thời điểm của chúng ta.